TIN TỨC & SỰ KIỆN * Phổ biến tuyên truyền pháp luật

|

Phổ biến giáo dục pháp luật

Nội dung biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về Phòng, chống tham nhũng

Nội dung biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về Phòng, chống tham nhũng

 

Dự kiến 02 loại hình tuyên truyền:

-  Tuyên truyền thông qua biên soạn, in ấn và phát hành tờ gấp;

- Tuyên truyền thông qua thiết kế infographic (phối hợp các đơn vị đăng tải trên phương tiện truyền thông, Trang tin điện tử Quận 1, Trang Cột cờ thủ ngữ Quận 1).

Căn cứ:

- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;

- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng”;

- Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ “Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”;

- Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

A. LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018

1.   Một số khái niệm cơ bản (Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

1.1.     Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

1.2.     Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

1.3.     Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

2.   Các hành vi tham nhũng (Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

2.1 Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện (12 hành vi):

-  Tham ô tài sản

Nhận hối lộ

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi

Nhũng nhiễu vì vụ lợi

Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

2.2. Hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện (03 hành vi):

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi

3.   Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng (Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

4.   Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

-  Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.

Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

5. Quy định về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (căn cứ Chương II Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)


(Hình minh họa nội dung)

5.1.Nội dung công khai, minh bạch (Điều 10 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:

a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;

b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;

d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

5.2.Hình thức công khai (Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)


(Hình minh họa nội dung) 

1. Hình thức công khai bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

d) Phát hành ấn phẩm;

đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;

g) Tổ chức họp báo;

h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

2. Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.

6.   Quy định về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (căn cứ Chương III Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)


(Hình minh họa nội dung)

7. Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng (căn cứ Chương IV, V, VI, VII Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

7.1.Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng (căn cứ Điều 70 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

7.2.Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng (căn cứ Chương V Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 – Điều 74 đến 77)

- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

- Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo

- Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

- Trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

7.3 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng (căn cứ Chương VII Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 – Điều 83 đến 88)

- Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng

- Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

- Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

- Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước

- Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

8. Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (căn cứ Chương IX Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

8.1.Xử lý tham nhũng (căn cứ Điều 92 đến 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

- Xử lý người có hành vi tham nhũng (căn cứ Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

- Xử lý tài sản tham nhũng (căn cứ Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

8.2.Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (căn cứ Điều 94 đến 95 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)


(Hình minh họa nội dung)

B. QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG

Tội tham ô tài sản (căn cứ Điều 353 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS)

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS)

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS)

Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS)

C. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ “Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”

     

 
Các Phổ biến giáo dục pháp luật đã đưa
   Nội dung tuyên truyền về kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (11:52 - 15/09/2021)
   Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính về Phòng cháy và chữa cháy (11:52 - 15/09/2021)
   Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm (11:52 - 15/09/2021)
   Quận 1 tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác bồi thường Nhà nước (11:52 - 15/09/2021)
   Danh sách báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn Quận 1 năm 2021 (11:51 - 15/09/2021)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.