THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Khiếu nại - Tố cáo

|

Khiếu nại - Tố cáo

Thủ tục xử lý đơn thư

 

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận đơn thư:

a) Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp nộp đơn và hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi giấy biên nhận.  

b) Đơn được chuyển đến qua đường bưu điện: Văn thư của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận:

+ Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân gửi thì vào sổ gửi Ban Tiếp công dân.

+ Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến thì Văn thư của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận vào sổ và nhập vào phần mềm quản lý công việc và trình cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận 1.

c) Đơn do lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận chuyển cho Ban Tiếp công dân 

Bước 2. Phân loại, xử lý đơn:

a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết:

+ Không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo Điều 11 của Luật Khiếu nại thì tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân quận giải quyết đơn.

+ Không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết.

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định.

b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết:

+ Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân gửi thì người xử lý đơn tham mưu Trưởng ban Tiếp công dân (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân quận) văn bản hướng dẫn.

+ Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến thì người xử lý đơn tham mưu Ủy ban nhân dân quận (hoặc Trưởng ban Tiếp công dân hoặc Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân quận) văn bản trả lời đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có).

c) Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc:

+ Đơn không được thụ lý để giải quyết thì phải trả lại giấy tờ, tài liệu đó.

+ Đơn được thụ lý để giải quyết thì sau khi thụ lý giải quyết xong phải trả lại giấy tờ, tài liệu.

Bước 3. Thực hiện chuyển đơn và chuyển cho đơn vị thụ lý hoặc văn thư.

Bước 4. Đơn vị thụ lý chuyển thông tin, kết quả giải quyết đơn cho công dân, Ban Tiếp công dân, các đơn vị liên quan. Thời gian trong vòng 20 ngày làm việc đối với đơn phản ánh, kiến nghị và theo Luật Khiếu nại đối với đơn khiếu nại, theo Luật Tố cáo đối với đơn tố cáo.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Ban Tiếp công dân – Ủy ban nhân dân quận.

 - Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Phiếu chuyển đơn của Văn phòng UBND quận và đơn thư hành chính của người dân.

- Hồ sơ tài liệu kèm theo.

b) Số lượng hồ sơ:   01 (bộ)

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn 

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức 

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):  Ủy ban nhân dân quận, Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Ban Tiếp công dân. 

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Tiếp công dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân quận.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các phòng – ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc quận, Ủy ban nhân dân 10 phường.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản hành chính.

2.8. Lệ phí (nếu có): Không có

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  không có

2.10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

* Luật Tiếp Công dân năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/ 2014.

* Luật Khiếu nại năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012.

* Luật Tố cáo năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012.

* Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2014.

* Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại.

* Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo.

* Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân.

* Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

* Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy trình về tiếp công dân và xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

* Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy trình phối hợp xử lý và giải quyết việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


     

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.